Vài tuần qua, thông tin lập thành phố Thủ Đức, xây dựng đô thị sáng tạo được chính quyền thành phố hâm nóng trở lại tạo nhiều kỳ vọng về sự phát triển mới, cải thiện phần nào tâm lý trì trệ do tác động của Covid-19. Nhiều chuyên gia dự báo đề án còn phải trải qua nhiều bước thẩm định của trung ương song ý tưởng thành phố trong lòng thành phố đã ngầm tác động đến sự dịch chuyển của thị trường địa ốc theo hướng các nguồn lực hút về cực Đông.

Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Tổng giám đốc Đại Phúc Land cho rằng, chính quyền TPHCM ấp ủ một thành phố phía Đông dựa trên các luận cứ khách quan và khoa học về hạ tầng giao thông, xã hội lẫn vị trí chiến lược của khu vực này. Nơi đây hội tụ đủ các yếu tố để hình thành nên một trung tâm mới về kinh tế, giáo dục, công nghệ, thương mại và dịch vụ, vui chơi giải trí... giúp thành phố phát triển toàn diện cả về chiều rộng lẫn chiều sâu trong tương lai gần. CEO Đại Phúc Land dự báo, dù các đề án về thành phố phía Đông cần nhiều thời gian chờ đợi sự đồng thuận từ trung ương, các nhà đầu tư lớn đã sớm nhấn nút khởi động tiến về khu vực này để gia tăng ảnh hưởng và tranh thủ sự hiện diện.

[fullimg]

Dự án lớn nhất vào thời điểm này trong thành phố Thủ Đức tương lai là dự án Vinhomes Grand Park của Tập đoàn Vingroup với quy mô 272 ha, tọa lạc tại phường Long Bình và Long Thạnh Mỹ, quận 9. Cuối tháng 6 vừa qua, phân khu căn hộ đầu tiên của dự án đã bắt đầu được bàn giao cho khách hàng.

[/fullimg][fullimg]

Dự án dự kiến cung cấp cho thị trường 44.000 căn hộ và khoảng 1.350 biệt thự. Căn hộ đang được giao dịch với giá khoảng 40-45 triệu đồng/m2 và là một trong những dự án có giá cao nhất của khu vực quận 9.

[/fullimg]

Từ các chủ đầu tư trong nước như Vingroup, NovaLand, Khang Điền, Đại Quang Minh, Nam Long, Hưng Thịnh, Him Lam... đến các chủ đầu tư nước ngoài bám trụ lâu năm tại TPHCM như Kepple Land, Capital land, Mapple Tree... đều đã sớm có mặt tại khu Đông. Điều này cho thấy xu hướng các đại đô thị dần dịch chuyển về cực Đông thành phố hứa hẹn sẽ mạnh dần lên trong tương lai. Bà Hương đánh giá thêm rằng cùng với làn sóng các đại đô thị đổ về phía Đông TP HCM, dòng vốn, mức độ thu hút các nhà đầu tư mới về đây nhiều khả năng cũng tăng cao. Điều này giúp mang lại sự cộng hưởng về sự phát triển kinh tế, xã hội chung cho cả thành phố trong tầm nhìn dài hạn.

Trong khi đó, ông Phạm Lâm, CEO DKRA Vietnam đánh giá, kế hoạch "thành phố trong thành phố" ở cực Đông có thể tạo ra động lực thu hút nguồn nhân lực, tài lực đồng thời tác động cộng hưởng rất lớn cho thị trường bất động sản trên địa bàn này nói riêng và cả Sài Gòn nói chung. Từ dòng vốn đầu tư ban đầu cho quy hoạch, hạ tầng khu Đông, thành phố có thể khơi thông nhiều nguồn lực từ khắp nơi đổ về đây, kéo theo những dòng vốn quy mô lớn theo cấp số nhân vào thị trường nhà ở, thương mại, dịch vụ, giáo dục, giải trí...

[fullimg]

Đứng ở vị trí thứ hai là khu đô thị Vạn Phúc City rộng 198 ha do Tập đoàn Đại Phúc làm chủ đầu tư. Khu phức hợp nằm trên mặt tiền Quốc lộ 13, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức.

[/fullimg][fullimg]

Được xây dựng từ năm 2014 và bắt đầu bàn giao nhà cho khách hàng từ cuối 2018, giai đoạn đầu tiên của dự án thu hút được một số lượng lớn người dân về sinh sống. Giá giao dịch của các sản phẩm nhà thấp tầng tại đây khoảng từ 10,5 tỷ đồng trở lên tùy diện tích và vị trí.

[/fullimg]

Xu hướng các đại đô thị dịch chuyển về khu Đông theo bước chân của các nhà phát triển bất động sản hàng đầu đã được kiểm chứng qua nhiều năm trước đó và hứa hẹn sẽ tiếp tục nở rộ. Ông Lâm phân tích, trên thực tế, không chờ đợi đến khi đề án thành lập thành phố phía Đông Sài Gòn được thông qua, từ những năm 2013-2015 các nhà đầu tư lớn tại thị trường Việt Nam đều đã hiện diện tại trục đô thị tiềm năng này. Các công trường của những khu đô thị cực đại như Vạn Phúc City (Thủ Đức), Vinhome Grand Park (quận 9), khu đô thị Sa La (Thủ Thiêm, quận 2) không hề đơn độc mà hứa hẹn tiếp nối thêm nhiều siêu đô thị khác trên hành trình hoàn thiện diện mạo của thành phố mới phía Đông Sài Gòn.

Theo phương án quy hoạch được UBND TP.HCM chấm giải Nhất, TP.Thủ Đức gồm 6 khu vực trọng điểm: Công nghệ cao, Đại học quốc gia, Thủ Thiêm, Rạch Chiếc, Tam Đa và Trường Thọ với mỗi khu có mỗi chức năng khác nhau.

[fullimg]

Một dự án sở hữu quỹ đất lên đến 117 ha và dự kiến được mở bán cuối năm nay tại đường Đỗ Xuân Hợp, phường An Phú, quận 2 là Him Lam City (Him Lam Bình An) của Tập đoàn Him Lam.

[/fullimg][fullimg]

Khu đô thị được phát triển thành 2 khu chính là khu nhà ở và liên hợp sân golf. Trong đó, khu nhà ở được chủ đầu tư phát triển các sản phẩm như biệt thự, nhà phố và căn hộ cao cấp. Dự kiến, dự án này cung cấp 140 căn hộ và 193 sản phẩm thấp tầng.

[/fullimg]

Với vị trí địa lý ở nơi cửa ngõ, phù hợp phát triển cả 3 loại hình giao thông đường thủy, đường bộ và metro, khu Trường Thọ (Thủ Đức) được chính quyền thành phố lựa chọn để trở thành trung tâm và điểm nhấn của thành phố Thủ Đức trong tương lai. Khu đô thị tương lai Trường Thọ được cải tạo từ khu cảng hiện hữu với hệ thống không gian mở có nhiều chức năng đa dạng. Tại đây cũng sử dụng vành đai giao thông khép kín để kết nối các khu vực khác nhau, dễ tiếp cận đến từng ngóc ngách, ưu tiên người đi bộ.

[fullimg]

[/fullimg][fullimg]

Tại thành phố Thủ Đức tương lai, Novaland được đánh giá là đại gia địa ốc khi đang sở hữu khá nhiều quỹ đất lớn trong khu vực. Khu dân cư Thạnh Mỹ Lợi B tại phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2 cần cầu Phú Mỹ với quy mô hơn 178 ha được cho là thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp này với tên gọi Project C.

[/fullimg][fullimg]

[/fullimg][fullimg]

Bên cạnh đó, tại quận 9, Novaland cũng đang sở hữu quỹ đất lớn lên đến 156 ha tại phường Long Trường, quận 9 với tên thương mại là dự án Vườn Dừa.

[/fullimg][fullimg]

Dự án đã bị tạm dừng triển khai trong nhiều năm qua do quá trình thanh tra. Một số hạng mục hạ tầng và cảnh quan của dự án đã được thi công nhưng phải hoãn lại.

[/fullimg]

70% dự án hạ tầng giao thông thành phố 'đổ' vào khu Đông

Những năm gần đây, phía Đông TP.HCM được đầu tư hàng loạt công trình giao thông lớn, có quy mô hiện đại. Trong tổng số 216 dự án hạ tầng giao thông TP đang thực hiện, có đến 70% đổ vào khu Đông mang tính kết nối như: mở rộng Xa lộ Hà Nội; nút giao Mỹ Thủy, Đồng Văn Cống; cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây; đại lộ Mai Chí Thọ; cầu qua đảo Kim Cương; 4 cầu Thủ Thiêm kết nối về Cát Lái, Thạnh Mỹ Lợi. Bến xe miền Đông mới là một quần thể phức hợp bao gồm khu vực bến xe chính kết hợp nhiều dịch vụ tiện ích với tổng diện tích trên 16 ha, rộng gần gấp 3 lần so với bến xe hiện hữu. Bến xe miền Đông mới được hứa hẹn phục vụ hơn 7 triệu lượt hành khách/năm đi về các tỉnh miền Đông, miền Trung và miền Bắc...

[fullimg]

[/fullimg][fullimg]

Tại khu dân cư Nam Rạch Chiếc, Novaland cũng sở hữu dự án Lakeview City quy mô hơn 30 ha với 960 sản phẩm nhà phố, biệt thự và nhà phố thương mại.

[/fullimg][fullimg]

[/fullimg][fullimg]

Dự án có một mặt trải dài 1,2 km trên đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và mặt còn lại sát bờ sông Giồng Ông Tố. Hiện các căn biệt thự, nhà phố đã được đưa vào khai thác, giá giao dịch trên thị trường thứ cấp của sản phẩm tại đây khoảng từ 10 tỷ đồng trở lên tùy vị trí và diện tích.

[/fullimg][fullimg]

Tại khu vực này, Keppel Land - đại gia địa ốc đến từ Singapore - cũng đang sở hữu 2 dự án quy mô lớn. Trong đó, khu đô thị Saigon Sports City có quy mô 64 ha tại phường An Phú, quận 2 với 4.300 căn hộ.

[/fullimg][fullimg]

Dự án là một phân khu của Khu liên hợp Thể dục Thể thao Rạch Chiếc với tổng diện tích 26 ha, trong đó một phần là công trình thể thao còn lại là nhà ở thương mại. Dự án được động thổ rầm rộ cuối năm 2019 nhưng đến nay cũng mới chỉ triển khai xây dựng được một phần khu nhà điều hành.

[/fullimg][fullimg]

Khu đô thị Trường Thọ - Hạt nhân mới của Thành phố Thủ Đức

[/fullimg][fullimg]

Khu đô thị Trường Thọ

[/fullimg]

Nguồn hình ảnh: Hình ảnh thuộc bản quyền của MXH Vietnam Property Forum và Thị Trường Địa Ốc. Do vậy, mọi sao chép, sử dụng lại dưới nhiều hình thức, nhất là kinh doanh – thương mại phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Ban Biên Tập của MXH Vietnam Property Forum và Thị Trường Địa Ốc.