Bài chia sẽ của Chuyên gia Tài chính Đinh Thế Hiển: 

"Tôi rất ngại trả lời chung chung theo kiểu "người có 2 tỷ nên đầu tư vào đâu?"; bời vì 2 tỷ có chục kiểu 2 tỷ. Người sở hữu 2 tỷ có trăm dạng. Để tư vấn hợp lý phải biết gia cảnh, tình trạng thu nhập thường xuyện, tài sản hiện trạng....", TS. Hiển nói.

Theo vị chuyên gia này, đừng mưu cầu tối ưu lợi nhuận, và đừng tiếc sót mất tiền với những tài sản nhẩy múa như giá vàng, chứng khoán... Hàng ngày chúng ta thường thấy kiểu: "...“Tôi vừa ‘đánh rơi’ 400 triệu đồng, mất toi 2 năm lương”, chị Hoài Thu (43 tuổi, quận Hà Đông, Hà Nội) kể về việc đem 40 lượng vàng đi chốt lời ở giá 48 triệu đồng/lượng hồi giữa tháng 5, đến nay giá kim loại quý đã tăng lên mức 58,7 triệu đồng/lượng. Chị Thu đang gửi tiết kiệm ngắn hạn 2 tỷ đồng thu về từ bán vàng, lãi suất khoảng 4%/năm. Giá vàng tăng sốc thời gian qua khiến chị Thu tiếc nuối và do dự việc rút tiền khỏi ngân hàng để tái đầu tư vào vàng..."

Với những người tìm câu hỏi cho việc đầu tư chính xác, hiệu quả tối ưu thì TS. Hiển sẽ không thể tư vấn (vì không tư vấn được); những người này không phải là nhà đầu tư "phong nhã"; và trong 30 năm qua, ông quan sát những người thành công kiểu này không bao giờ thấy hài lòng, dù họ đầu tư lơi hơn nhiều người khác, bởi vì họ luôn thấy còn bỏ qua cơ hội lời hơn nửa; họ tuy thành công liên tiếp, nhưng rất dể "dính một cú" vì ham lợi nhuận cao; và cho dù họ đang thành công, thì cuộc sống của họ cũng không vui vẻ hay hạnh phúc như tài sản hiện có của họ....

Theo ông Hiển, người "phong nhả" thì lấy thu nhập trong công việc, làm ăn là thu nhập chính, họ chuyên cần làm việc với nghề của họ; đầu tư thì tính đường dài, chù yếu là lợi nhuận cao hơn gửi NH và tài sản đầu tư có triển vọng từ 3 - 5 năm trên cơ sở khoản đầu tư an toàn; không chạy theo cơn sóng sốit lợi nhuận cao thời thường....với cách đầu tư như vậy, họ không tiếc rẻ đã bỏ qua cơ hội kiếm lời cao như cơn sốt vàng hiện nay, hay sóng chứng khoán đầu năm, hay đưa nhau xuống tiền vào khu vực đất đang nóng hừng hực....xét vể số tiền thu được có thể ít hơn; nhưng xét trên chu kỳ 10 năm, thì họ vẫn kiếm lời tốt trong top 30%, và đặt biệt, họ có được số tiền trong niềm vui yên làm của cuộc sống gia đình, không bị cơn sóng làm giàu cuốn đi....

Dưới đây là một số ý của TS. Hiển về việc lựa chọn đâu là kênh đầu tư hiệu quả và an toàn:

1.VÀNG đang ở đỉnh cao, nhưng chưa có khả năng giảm trong 2 - 3 tháng tới

Theo báo Zing (https://zingnews.vn/co-2-ty-dong-nen-mua-vang-hay-dat-luc-nay-post1115844.html): "...người dân chỉ tăng tái phân bổ tiết kiệm vào vàng khi lo ngại tiền Việt mất giá và thường mua khi giá vàng ổn định. Còn hiện tại, giá vàng đạt 2.019,4 USD/ounce (phiên giao dịch ngày 4/8), vượt đỉnh năm 2011. Trong vòng 1 năm qua, giá vàng tăng thẳng đứng, theo kinh nghiệm quá khứ thì khi mua ở đỉnh, dư địa tăng không còn nhiều, trong khi việc giá vàng quay đầu hoàn toàn có thể xảy xa....trong vòng 4 tháng tới giá vàng vẫn neo ở mức cao như hiện nay hoặc có thể tăng thêm. Sau đó, nhiều khả năng sẽ giảm.

Như vậy, mua vàng lúc này là ở giá cao.

“Mua vàng lúc này không phải để tìm kiếm sự an toàn mà là mua trong bất ổn, bởi vàng có khả năng tăng hoặc giảm giá mạnh...Về dài hạn, lịch sử cho thấy giá vàng không thể lên mãi và 2.000 USD/ounce được xem là mức rất cao. Vàng là công cụ phòng ngừa rủi ro, kinh tế bất ổn đẩy giá vàng lên còn khi ổn định thì giá vàng quay đầu giảm. Cho dù dịch Covid-19 còn, kinh tế vẫn phải tự đứng dậy đi lên, giá vàng không thể tăng lên mức quá cao trong một vài năm tới", TS. Hiển phân tích thêm.

Trong dài hạn, tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu cho rằng giá vàng sẽ luôn tăng và đặc biệt lên cao vào thời điểm tình hình thế giới khủng hoảng. Khi dịch bệnh bùng phát ngày càng nghiêm trọng, giá vàng và giá bất động sản sẽ đi ngược chiều nhau, giá vàng tăng còn giá bất động sản giảm. Kịch bản kiểm soát được dịch bệnh, có thể đảo chiều, tức là giá vàng sẽ đi xuống, giá bất động sản tăng lên.

Hiện tại, dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến nền kinh tế, giá vàng được các nhà đầu tư quan tâm hơn nhiều so với bất động sản. Đến khi kiểm soát tốt dịch bệnh thì nên cân nhắc đầu tư vào bất động sản và giảm thiểu đầu tư vào vàng. Đối với những dự đoán của giới phân tích trong vòng 5 năm tới, ông Hiếu nhận định nếu giá vàng thế giới lên 3.000 USD/ounce đã là rất cao, 4.000 USD/ounce là mức có thể đạt được nhưng xác suất thấp hơn, còn 5.000 USD/ounce thì tỷ lệ rất thấp. Theo ông Hiếu, giá kim loại quý càng cao thể hiện sức tàn phá của dịch bệnh lên nền kinh tế toàn cầu càng khốc liệt. Trường hợp vàng thế giới có thể cán mốc 5.000 USD/ounce trong vòng 5 năm tới, tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu vẫn khuyên nhà đầu tư không nên bỏ nhiều hơn 50% tiền của mình vào vàng.

2.NHÀ ĐẤT : Sức ép đang tăng, trong lòng ủ dột, vẻ ngoài vui tươi!

Hiện nay nhiều chuyên giam công ty, báo chí đang truyền thông điệp "giới nhà giầu" đang khư trú tiền vào BĐS để an toàn, theo đó giới ít tiền cũng chộn rộn, lại thấy dự án được NH cho vay lãi suất hấp dẩn quá, kok lãi trong 2, 3 năm luôn, nên sốt ruột nhẩy vào sợ nhà giầu mua hết; vô tình nhẩy vô gánh nợ cho chủ đầu tư và giúp NH khỏi lo nợi sấu của chủ đầu tư, tiện lợi 2 bề, cò một bề nhà đầu tư cá nhân thì kệ, cái này gọi là xé nợ khủng của chủ đầu tư thành nhiều khoảng nợ vừa của nhiều nhà đầu tư cá nhân, qua êm...

Trả lời trên báo chí mới đây, TS. Hiển cho rằng: "... giai đoạn 2015-2019, giá bất động sản tại Việt Nam đã tăng nóng, trong khi không tài sản đầu tư nào cứ tăng mãi được. Do vậy, khi tăng đến một mức nào đó, giá bất động sản sẽ đi ngang hoặc quay đầu, gây ra suy thoái. Ở Việt Nam có thể không gặp suy thoái nhưng đóng băng bất động sản sẽ có. Bên cạnh việc giá bất động sản đã tăng quá cao trước đó, ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 khiến từ nay đến tháng 6/2021 không phải là triển vọng cho bất động sản”, ông Hiển nói. Về dài hạn, ông Hiển cho rằng mua bất động sản vẫn tốt. Nếu qua năm 2021, kinh tế ổn định trở lại, có thể...".

Vị chuyên gia cho rằng nếu chưa có sản phẩm bất động sản nào mình thực sự thích, đã theo dõi, tìm kiếm, săn lùng thì giai đoạn này không nên mua. Lý giải về nhận định trên, ông Hiển cho biết giai đoạn 2015-2019, giá bất động sản tại Việt Nam đã tăng nóng, trong khi không tài sản đầu tư nào cứ tăng mãi được. Do vậy, khi tăng đến một mức nào đó, giá bất động sản sẽ đi ngang hoặc quay đầu, gây ra suy thoái.

“Ở Việt Nam có thể không gặp suy thoái nhưng đóng băng bất động sản sẽ có. Bên cạnh việc giá bất động sản đã tăng quá cao trước đó, ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 khiến từ nay đến tháng 6/2021 không phải là triển vọng cho bất động sản”, ông Hiển nói. Về dài hạn, ông Hiển cho rằng mua bất động sản vẫn tốt. Nếu qua năm 2021, kinh tế ổn định trở lại, có thể dùng 2 tỷ đầu tư vào bất động sản.