Ở phía quận 1, chân cầu nằm trong khu vực công viên cảng Bạch Đằng, gần phố đi bộ Nguyễn Huệ. Ở khu đô thị mới Thủ Thiêm, chân cầu đặt tại công viên bờ sông khu A, phía nam quảng trường trung tâm.

5-1664276954.jpeg
 

Cầu đi bộ Thủ Thiêm sẽ được thiết kế thành hình chữ S cách điệu tượng trưng cho hình ảnh đất nước Việt Nam uốn lượn trên dòng sông Sài Gòn. Điểm đặc biệt của cầu là có trụ tháp nghiêng tạo góc nhìn mở, lấy cảm hứng từ hình ảnh cây tre Việt Nam. Cầu cũng được kết nối với công viên phía đối diện đường Tôn Đức Thắng và bãi đậu xe máy ở hai đầu để người dân dễ tiếp cận. Khi dự án hoàn thành, đơn vị thiết kế đề xuất vào ban ngày cầu có thể tổ chức các lễ hội âm nhạc, nghệ thuật công cộng, yoga...; ban đêm cho hoạt động rạp chiếu bóng ngoài trời, trình chiếu nhạc nước chiếu sáng 3D...

Với chiều dài hơn 500m, sau khi hoàn thành Cầu đi bộ Thủ Thiêm sẽ là điểm nhấn của thành phố trong tương lai.

4-1664276954.jpeg
 
2-1664276954.jpeg
 
1-1664276954.jpeg
 

Được biết, ngoài cầu đi bộ này, thì Cầu Thủ Thiêm 2, 4, 3 qua sông Sài Gòn được đầu tư những năm tới giúp liên kết Khu đô thị Thủ Thiêm, TP Thủ Đức với khu vực khác.

7-1664276954.jpeg
 

Trong số dự án này, cầu Thủ Thiêm 2 đã hoàn thành và đưa vào sử dụng hồi tháng 9 năm nay. Công trình có điểm đầu tại giao lộ Tôn Đức Thắng - Lê Duẩn (quận 1), vượt sông Sài Gòn và kết nối Đại lộ Vòng cung (tuyến R1) của Khu đô thị Thủ Thiêm. Dự án dài hơn 1,4 km, trong đó phần cầu 886 m với 6 làn xe. Cầu thiết kế dây văng có trụ tháp chính hình rồng cao 113 m, nghiêng về phía Thủ Thiêm.

Động thổ năm 2015, dự án cầu Thủ Thiêm 2 vốn đầu tư 3.082 tỷ đồng, thực hiện theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao), Công ty cổ phần Đầu tư địa ốc Đại Quang Minh là nhà đầu tư. Công trình dự kiến hoàn thành năm 2018, song vì một số lý do nên lùi đến năm 2020. Tuy nhiên dự án tiếp tục lỗi hẹn do vướng mắc về vốn và khoảng 11.000 m2 đất phía quận 1 chưa được giao. 

Cầu Thủ Thiêm 2 được đánh giá có vai trò quan trọng với giao thông TP HCM. Ngoài việc nối Khu đô thị mới Thủ Thiêm với trung tâm thành phố, dự án còn giúp giảm ùn tắc khu vực nút giao đường Tôn Đức Thắng, Nguyễn Hữu Cảnh và Lê Thánh Tôn. Đồng thời với thiết kế chiếu sáng mỹ thuật, công trình sẽ là điểm nhấn kiến trúc nổi bật trên sông Sài Gòn và biểu tượng cổng chào từ trung tâm TP HCM qua Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

rsz-13-1661781187.jpg
 

Cầu Thủ Thiêm 4 nối Khu đô thị mới Thủ Thiêm qua quận 7, tổng vốn 5.300 tỷ đồng. Đây là một trong 55 dự án trọng điểm được Sở Giao thông Vận tải mới đây đề xuất UBND thành phố làm các công tác chuẩn bị đầu tư trong năm 2021. Công trình theo thiết kế có điểm đầu từ đoạn trước giao lộ cầu Tân Thuận 2 - Nguyễn Văn Linh, đi dọc theo đường Nguyễn Văn Linh, rẽ trái ở ngã tư Huỳnh Tấn Phát nối vào đường Lưu Trọng Lư (quận 7). Cầu tiếp tục cắt qua khu cảng Tân Thuận, vượt sông Sài Gòn nối Khu đô thị Thủ Thiêm tại giao lộ trục Bắc Nam và tuyến R4 (đường Vùng châu thổ).

Cầu Thủ Thiêm 4 trước đó dự tính thực hiện theo hợp đồng BT nhưng hình thức này vừa bị loại bỏ trong Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP). Việc này khiến dự án phải điều chỉnh chủ trương đầu tư và các sở, ngành tại TP HCM đang nghiên cứu, đề xuất tìm nguồn vốn phù hợp sớm xây dựng.

Công trình khi hoàn thành ngoài thúc đẩy Khu đô thị mới Thủ Thiêm phát triển còn rút ngắn thời gian đi từ TP Thủ Đức và quận Bình Thạnh qua các quận 7, 8, huyện Nhà Bè, Bình Chánh. Dự án còn góp phần giảm ùn tắc xung quanh các cảng Bến Nghé, Khu chế xuất Tân Thuận, đường Huỳnh Tấn Phát tại quận 7.

6-1664276954.jpeg
 

Ngoài ba công trình trên, tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm theo quy hoạch còn dự án cầu Thủ Thiêm 3 kết nối qua quận 4, đang được nghiên cứu đầu tư. Cầu bắt đầu từ đường Tôn Đản (quận 4) băng qua đường Nguyễn Tất Thành, vượt sông Sài Gòn nối khu đô thị mới Thủ Thiêm. 5 năm trước, TP HCM giao liên danh hai công ty nghiên cứu, lập đề xuất đầu tư dự án cầu Thủ Thiêm 3; đồng thời mở rộng, nâng cấp đường Tôn Đản (quận 4), nhưng chưa được triển khai.