Theo ghi nhận từ cộng đồng, công trình giao thông này nếu được triển khai sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người dân.

1-1730557899.jpg
 

Giảm thiểu áp lực cho Quốc lộ 22 nối TPHCM đi Tây Ninh

Nếu lấy số liệu từ các tuyến LRT trên thế giới thì trung bình một chuyến tàu có thể chở hơn 200 hành khách, tương đương khoảng bốn chiếc xe bus. Thử tưởng tượng, lưu lượng giao thông được giảm thiểu cỡ đó thì nỗi ám ảnh kẹt xe trên Quốc lộ 22 sẽ được cải thiện như thế nào.

- Giao thông thuận tiện - kinh tế phát triển, thậm chí nhiều người dân sống tại Tây Ninh chia sẻ rằng: "Ước mơ nhà Tây Ninh đi làm ở TPHCM" hoàn toàn có thật. Nỗi lo an cư lạc nghiệp phần nào được vơi bớt cho người dân 2 vùng.

Kích thích du lịch phát triển

Tây Ninh nổi tiếng là vùng đất du lịch tâm linh với ngọn núi Bà Đen huyền thoại. Mỗi năm, nơi đây đón 5 - 7 triệu lượt khách. Nếu bài toán hạ tầng giao thông liên kết TP. HCM được giải, thì dòng người đổ về với vùng đất thánh có thể lên tới 10 triệu/năm, doanh thu chỉ tính riêng du lịch khoảng gần 4.000 tỷ đồng (Ước tính dựa trên số liệu năm 2023). Chưa kể đến những loại hình kinh doanh, dịch vụ mới được sinh ra để phục vụ con số tăng trưởng đó.

- Nếu mạnh dạn làm tuyến LRT thêm khoảng 20-30 km nữa đến thẳng cửa khẩu quốc tế Mộc Bài thì Tây Ninh gần như hoàn thiện toàn bộ hệ thống hạ tầng giao thông kết nối liên tỉnh, liên vùng và quốc tế, gồm quy hoạch cao tốc, đường sắt, sân bay và cảng nội địa - trở thành cửa ngõ thương mại quốc tế của vùng Đông Nam Bộ và cả nước. Rất đúng với định hướng của tỉnh tới năm 2050.

Chính vì "lợi đơn, lợi kép" như vậy nên phần đông ý kiến của người dân là ủng hộ đề xuất. Còn bạn, ý kiến của bạn thế nào?