1, Ngân hàng tạo ra tiền trên máy tính với cơ chế dự trữ bán phần: khi một người tới ngân hàng VN vay 1 tỷ VND mua bất động sản thì sẽ có 9 tỷ VND được tung ra ngoài thị trường. Cơ chế này áp dụng từ năm 2009 khi ngân hàng Ngân hàng Rothschild (NM Rothschild & Sons) vào VN năm 2009

2, 95% người đầu cơ bất động sản là vay ngân hàng tỷ lệ rất cao. 5% còn lại mua bất động sản bằng tiền tươi không vay nên thị trường giảm nhưng họ không quan tâm, không giảm giá bán vì ko bị áp lực nợ.

Phần 2: Game bất động sản chia ra 3 nhóm người:

- Nhóm quyền lực giàu có: biết hết mọi thứ về bất động sản. Nhóm này gọi là X – chủ của các ngân hàng

- Nhóm các tập đoàn kinh doanh bất động sản. Nhóm này gọi là Y.

- Nhóm dân chúng tham gia đầu cơ. Nhóm này gọi là Z

A, Chu kỳ thứ 1 (năm 2003-2013)

1, Vùng đáy: năm 2003-2004

- Nhóm X đang sở hữu mảnh đất giá rẻ. Ví dụ 1 triệu VND/m2 và bán cho nhóm Y 5 triệu VND/m2

- Nhóm Y dùng mảnh đất thế chấp ngân hàng (con của X), kê giá 10 triệu VND/m2 để vay ngân hàng nhiều tiền hơn. Dùng tiền vay để xây dự án chung cư, resort và bán cho nhóm Z giá 30 triệu VND/m2

- Nhóm Z gồm 200.000 triệu người mua đi bán lại, lướt sóng và đẩy giá bất động sản chung cư, resort, biệt thự lên 40 triệu VND/m2.

2, Vùng đỉnh: năm 2006-2007

- Nhóm Z này mua đi bán lại trong 2-3 năm và lôi kéo thêm 800.000 người vay ngân hàng vào lướt song bất động sản. Thế là đủ 1 triệu người thế chấp hết tài sản để vay ngân hàng mua bán bđs nên đẩy giá lên 60 triệu VND/m2

- Lúc này có 1 triệu người vay ngân hàng mua bds và trả lãi suất hàng tháng. Không ai còn tài sản để thế chấp vay nữa nên giá bất động sản ở đỉnh 60 triệu VND, duy trì 2-3 tháng sau đó giảm

- Tiền vay ngân hàng đổ vào bất động sản, ví dụ con số dễ hiểu là 100k tỷ VND. Tiền lưu thông trong nền kinh tế tạo ra từ 100k VND tỷ theo cơ chế dự trữ bán phần là 900K tỷ VND

3, Giảm mạnh 40-60% và không có giao dịch mua bán: năm 2008 - 2012

- Giá bất động sản ở đỉnh và không có ai mua nữa, áp lực trả lãi vay bank hàng tháng nên Y, Z hạ giá xuống 10% để bán, cũng ko có ai mua nên họ làm hồ sơ đáo hạn ngân hàng để mua bđs của chính mình nhưng tài sản lại giảm nên họ sẽ bị hụt, ví dụ lúc đầu tài sản 10 tỷ VND, sau khi làm đáo hạn còn 8 tỷ VND

- Nhóm Y, Z cứ làm đáo hạn ngân hàng 3-4 lần thì giá bất động sản giảm, tài sản của Y, Z giảm theo 50-60%, nợ vay bất động sản sẽ giảm theo từ 100k tỷ VND chỉ còn lại 70k tỷ và tiền lưu thông cũng giảm từ 900k tỷ VND xuống còn 600k tỷ VND

- Vì năm 2009, NHNN bơm ra 9 tỷ USD thông qua gói kích thích kinh tế làm tiền lưu thông tăng lên tiếp do đó năm 2011 lạm phát cao và NHNN bắt buộc tăng lãi suất cho vay lên 20%/năm và người mua bán bds lại trả lãi cao, họ lại làm đáo hạn ngân hàng tiếp và giá bds giảm thêm 20%, tài sản của họ lại giảm thêm 20% nữa

B, Chu kỳ thứ 2 (năm 2013-2023)

1, Vùng đáy: năm 2013-2014

- Nhóm X có tài sản là hơn 200k tỷ VND: tiền từ gói kích thích kinh tế năm 2009, tiền từ gói kích thích bất động sản năm 2013, tiền bán bất động sản giá đỉnh năm 2007

- Nhóm Y: ban đầu có tài sản 200k tỷ VND, bây giờ còn lại 100k tỷ VND là bds và họ bán hết cho nhóm X. Ngân hàng vào giữ cổ phần 60% của nhóm Y

- Nhóm Z: ban đầu có tài sản 200 tỷ VND, bây giờ còn lại 100k tỷ VND là bds và họ bán hết cho nhóm X. Ngân hàng tịch thu hết tài sản đảm bảo và nhóm Z đi làm thuê tiếp để tiết kiệm chờ chu kỳ tiếp theo lướt song bds nữa

2, Vùng đỉnh: năm 2018-2019

- Nhóm Y sản xuất kinh doanh tiết kiệm tiền lại mua bất động sản của nhóm X giá 35 triệu VND/m2 năm 2016, bán lại cho nhóm Z giá 60 triệu VND/m2

- Nhóm Z sau thời gian đi làm từ 2013-2017, có tiền thì năm 2018-2019 lại lao vào đầu tư bất động sản giá đỉnh tiếp

- Có khoảng 3 triệu người nhóm Z mua bán bds và đẩy giá lên 80 triệu VND/m2. 3 triệu người thế chấp hết vay ngân hàng mua bds

- Năm 2019, nhóm Y, Z lại làm đáo hạn ngân hàng khoảng vay tiếp như thế giá bds, tài sản của họ lại giảm 20% tiếp

3, Giảm mạnh 40-60% và không có giao dịch mua bán: năm 2020-2024

- Năm 2020 NHNN bơm tiền thông qua gói kích thích kinh tế 350k tỷ VND nên gây lạm phát và năm 2023 tăng lãi suất cho vay lên, có thể lên đến 20%/năm và nhóm Y, Z lại trả thêm lãi, họ làm đáo hạn ngân hàng, bán tháo bđs nên giá và tài sản của họ giảm tiếp 50% nữa

C, Chu kỳ thứ 3 (năm 2024-2034)

1, Vùng đáy: 2023-2024

- Nhóm X có tài sản 400k tỷ VND: tiền từ gói kích thích kinh tế năm 2020, tiền từ gói kích thích bất động sản năm 2023, tiền bán bất động sản giá đỉnh năm 2017

- Nhóm Y: ban đầu có tài sản 400k tỷ VND, bây giờ còn lại 200k tỷ VND là bđs và họ bán hết cho nhóm X. Ngân hàng vào giữ cổ phần 80% Y

- Nhóm Z: ban đầu có tài sản 400k tỷ VND, bây giờ còn lại 200k tỷ VND là bđs và họ bán hết cho nhóm X. Ngân hàng tịch thu hết tài sản đảm bảo và nhóm Z đi làm thuê tiếp để tiết kiệm chờ chu kỳ tiếp theo lướt sóng bđs nữa

2, Vùng đỉnh 2028-2029

Diễn ra y chang năm 2018-2019

3, Giảm mạnh 40-60% và không có giao dịch mua bán: năm 2030-2034

Diễn ra y chang như năm 2020-2024

(Còn tiếp)...

Đốc Tờ Hòe