Dự kiến ngày 31/12, TP HCM làm lễ công bố thành lập TP Thủ Đức theo Nghị quyết 1111 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Thông tin được Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong nói tại phiên họp Ban soạn thảo, tổ biên tập dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện tổ chức chính quyền đô thị tại TP HCM, sáng 19/12.

TP Thủ Đức được thành lập theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trên cơ sở sáp nhập các quận 2, 9 và Thủ Đức, rộng khoảng 211 km2, dân số hơn một triệu người. Đây là hạt nhân dẫn đầu, thúc đẩy thành phố và vùng Đông Nam Bộ phát triển. Dự kiến TP Thủ Đức góp 1/3 tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của TP HCM, tương đương 7% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cả nước.

Những năm gần đây, phía Đông TP.HCM được đầu tư hàng loạt công trình giao thông lớn, có quy mô hiện đại. Trong tổng số 216 dự án hạ tầng giao thông TP đang thực hiện, có đến 70% đổ vào khu Đông mang tính kết nối như: mở rộng Xa lộ Hà Nội; nút giao Mỹ Thủy, Đồng Văn Cống; cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây; đại lộ Mai Chí Thọ; cầu qua đảo Kim Cương; 4 cầu Thủ Thiêm kết nối về Cát Lái, Thạnh Mỹ Lợi. Bến xe miền Đông mới là một quần thể phức hợp bao gồm khu vực bến xe chính kết hợp nhiều dịch vụ tiện ích với tổng diện tích trên 16 ha, rộng gần gấp 3 lần so với bến xe hiện hữu. Bến xe miền Đông mới được hứa hẹn phục vụ hơn 7 triệu lượt hành khách/năm đi về các tỉnh miền Đông, miền Trung và miền Bắc…

Hạ tầng giao thông là điểm mạnh nhất của Thành phố Thủ Đức

Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Tổng giám đốc Đại Phúc Land cho rằng, chính quyền TPHCM ấp ủ một thành phố phía Đông dựa trên các luận cứ khách quan và khoa học về hạ tầng giao thông, xã hội lẫn vị trí chiến lược của khu vực này. Nơi đây hội tụ đủ các yếu tố để hình thành nên một trung tâm mới về kinh tế, giáo dục, công nghệ, thương mại và dịch vụ, vui chơi giải trí… giúp thành phố phát triển toàn diện cả về chiều rộng lẫn chiều sâu trong tương lai gần. CEO Đại Phúc Land dự báo, dù các đề án về thành phố phía Đông cần nhiều thời gian chờ đợi sự đồng thuận từ trung ương, các nhà đầu tư lớn đã sớm nhấn nút khởi động tiến về khu vực này để gia tăng ảnh hưởng và tranh thủ sự hiện diện.

Từ các chủ đầu tư trong nước như Vingroup, NovaLand, Khang Điền, Đại Quang Minh, Nam Long, Hưng Thịnh, Him Lam… đến các chủ đầu tư nước ngoài bám trụ lâu năm tại TPHCM như Kepple Land, Capital land, Mapple Tree… đều đã sớm có mặt tại khu Đông. Điều này cho thấy xu hướng các đại đô thị dần dịch chuyển về cực Đông thành phố hứa hẹn sẽ mạnh dần lên trong tương lai. Bà Hương đánh giá thêm rằng cùng với làn sóng các đại đô thị đổ về phía Đông TP HCM, dòng vốn, mức độ thu hút các nhà đầu tư mới về đây nhiều khả năng cũng tăng cao. Điều này giúp mang lại sự cộng hưởng về sự phát triển kinh tế, xã hội chung cho cả thành phố trong tầm nhìn dài hạn.

Trong khi đó, ông Phạm Lâm, CEO DKRA Vietnam đánh giá, kế hoạch “thành phố trong thành phố” ở cực Đông có thể tạo ra động lực thu hút nguồn nhân lực, tài lực đồng thời tác động cộng hưởng rất lớn cho thị trường bất động sản trên địa bàn này nói riêng và cả Sài Gòn nói chung. Từ dòng vốn đầu tư ban đầu cho quy hoạch, hạ tầng khu Đông, thành phố có thể khơi thông nhiều nguồn lực từ khắp nơi đổ về đây, kéo theo những dòng vốn quy mô lớn theo cấp số nhân vào thị trường nhà ở, thương mại, dịch vụ, giáo dục, giải trí…

Xu hướng các đại đô thị dịch chuyển về khu Đông theo bước chân của các nhà phát triển bất động sản hàng đầu đã được kiểm chứng qua nhiều năm trước đó và hứa hẹn sẽ tiếp tục nở rộ. Ông Lâm phân tích, trên thực tế, không chờ đợi đến khi đề án thành lập thành phố phía Đông Sài Gòn được thông qua, từ những năm 2013-2015 các nhà đầu tư lớn tại thị trường Việt Nam đều đã hiện diện tại trục đô thị tiềm năng này. Các công trường của những khu đô thị cực đại như Vạn Phúc City (Thủ Đức), Vinhome Grand Park (quận 9), khu đô thị Sa La (Thủ Thiêm, quận 2) không hề đơn độc mà hứa hẹn tiếp nối thêm nhiều siêu đô thị khác trên hành trình hoàn thiện diện mạo của thành phố mới phía Đông Sài Gòn.

Cùng điểm qua những dự án quy mô lớn sẽ được triển khai trong thời gian sắp tới tại TP. Đức:

1/ Thạnh Mỹ Lợi B 178ha.

Đây là quỹ đất rất đẹp ven sông Saigon mà Nova đang sở hữu với pháp nhân Công Ty Cổ Phần Thạnh Mỹ Lợi. Khu đô thị này có 107,02ha là đất các đơn vị ở, 71,27ha là đất ngoài đơn vị ở. Đây là một khu đô thị với đầy đủ chức năng của một khu đô thị. Toàn bộ khu đô thị được phân làm 5 phân khu A, B, C, D và E. Hiện nay dự án đang triển khai giai đoạn 1 là phân khu nhà phố tái định cư.

2/ Khu Đô Thị Thạnh Mỹ Lợi 234:
Với tổng diện tích 157,97ha nhưng đã phát triển 74,97ha hiện nay còn 83ha và theo thông tin là Hoa Lâm đang sở hữu, năm 2018 Nova có văn bản góp vốn để phát triển khu đô thị này, gần đây Nova đã có văn bản rút khỏi dự án này. Điểm nhấn của khu này là đường Trương Văn Bang rộng 40m, xuyên khu Thạnh Mỹ Lợi. Theo quy hoạch thì khu này có 8,4ha là phát triển trung tâm thương mại...
3/ Khu Đông Thị 66,8ha Bình Trưng Đông.
Với quỹ đất 66.8ha nằm trải dài theo đường Võ Chí Công trong đó Capitaland phát triển 5.07ha là dự án Nhà Đoàn Nguyên, 5.7ha là của Khang Điền, 20ha là khu dân cư Văn Lang, còn lại khoảng 32ha là của Him Lam. Hiện nay chỉ có Capitaland đang triển khai phát triển nhưng dự án dính 1 số thứ nên chưa thể chạy truyền thông được, Khang Điền thì đang rục rịch triển khai, còn lại chưa có nhiều thông tin.
4/ Khu Đô Thị Him Lam Bình An 117ha.
Nằm trải dài theo đường Đỗ Xuân Hợp. Dự án đang rục rịch triển khai giai đoạn 1 là nhà phố với giá dự kiến ...tr/m2. Hi vọng dự án sớm triển khai.
5/ Khu Đô Thị Saigon Sport City 64ha

Dự án này được Keppel phát triển với số lượng căn hộ 4300 căn, theo thông tin tìm hiểu thì quỹ đất này được giao năm 1999 đến nay được 21 năm, do đó hiện nay Keppel đang xử lý theo hướng xin gia hạn lại hoặc chuyển nhượng lại cho một pháp nhân Viẹt Nam để khai thác lâu dài...
6/ Khu Đô Thị Trường Thọ Quận Thủ Đức

Với quy mô hơn 30ha do Refico và Hà Tiên làm chủ đầu tư. Hiện nay dự án đang san lấp giải phóng mặt bằng gần xong. Ưu điểm của dự án này là có trạm metro số 09, có mặt tiền sông Saigon dài, và nằm ngay Xa Lộ Hà Nội...
7/ Khu Đô Thị Long Trường 20ha của Khang Điền.
Theo web của Khang Điền hiện nay Khang Điền đang sở hữu 20ha tại Long Trường đã có quy hoạch 1/500.
8/ Khu Đô Thị Palm Marina của Nova

Khu đô thị có quy mô 300ha tại quận 9 trải dài theo sông Đồng Nai rất đẹp. Tuy nhiên hiện nay khu đô thị đang vướng gì đó...
9/ Dự Án Long Bình Metrocity
Dự án này có quy mô 91,7ha do GS phát triển. Hiện nay dự án đã quây rào nhưng chưa có nhiều thông tin.
10/ Khu Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Dân Tộc
Với quy mô hơn 300ha, khu này hứa hẹn sẽ là một trong những điểm đáng quan tâm hiện nay...
11/ Khu Đô Thị Tây Tăng Long
Đây là một khu đô thị được nhiều khách hàng quan tâm nhất bởi dự án nằm ở vị trí khá quan trọng cho việc thông đường Liên Phường, thúc đẩy sự phát triển của cả khu vực. Dự án dự kiến sẽ triển khai sau khi Vinhomes Grand Park cơ bản hoàn thành...
12/ Khu Đô Thị Liên Hợp Thể Thao Rạch Chiếc

Với quy mô 220ha có vị trí vô cùng đắc địa nhưng hiện nay dự án đang tìm kiếm nhà đầu tư...
Ngoài ra còn một số quỹ đất có quy mô dưới 20ha cũng khá nhiều như: quỹ đất của khu dân cư Phương Đông, Khu dân cư của Khang Điền ở Thủ Đức và Q9, quỹ đất của Điền Phúc Thành dọc đường Tam Đa, quỹ đất 23,5ha trên đường Tam Đa, quỹ đất của Hưng Thịnh ở Phước Long B, Quận 9, quỹ đất của Thế Kỷ 21 tại Quận 9...

Dự án Vườn Dừa của Novaland

Nguồn dẫn: Trịnh Minh Hai/ Review Bất động sản

 

Nguồn hình ảnh: Hình ảnh thuộc bản quyền của MXH Vietnam Property Forum và Thị Trường Địa Ốc. Do vậy, mọi sao chép, sử dụng lại dưới nhiều hình thức, nhất là kinh doanh – thương mại phải được sự chấp thuận bằng văn bản từ Ban Biên Tập của MXH Vietnam Property Forum và Thị Trường Địa Ốc.