Theo các chuyên gia, Bình Dương là một trong những địa phương đã xây dựng được hệ thống hạ tầng tốt nhất mà hạt nhân trung tâm là thành phố mới Bình Dương. Hệ thống hạ tầng này không chỉ đáp ứng nhu cầu phát triển, tạo thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa, đi lại của người dân mà còn giúp thị trường bất động sản hưởng lợi.

Ngoài hàng loạt tuyến đường rộng từ 4 đến 10 làn xe, các tuyến giao thông huyết mạch giúp kết nối Bình Dương với TPHCM, Đồng Nai, Tây Ninh cũng đang dần hoàn thiện như quốc lộ 13, quốc lộ 14, đại lộ Mỹ Phước – Tân Vạn – Nhơn Trạch, đường Vành đai 3, Vành đai 4… Trong tương lai, chính quyền Bình Dương sẽ đầu tư thêm các tuyến metro nhằm gia tăng kết nối với TPHCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Cùng với hệ thống hạ tầng, khá nhiều dự án quy mô lớn đang được các doanh nghiệp triển khai. Đáng chú ý nhất là khu đô thị Tokyu Bình Dương quy mô 110 ha, vốn đầu tư 1,2 tỉ USD, được xây dựng theo phong cách Nhật Bản. Hiện nay, các phân khu của khu đô thị này đang được triển khai đúng tiến độ như khu căn hộ SORA Garden; khu biệt thự, nhà phố vườn Midori Park; khu ẩm thực và mua sắm Hikari…thu hút khá đông cư dân đến sinh sống.

Mới đây nhất, Tổng công ty Becamex IDC trình bày ý tưởng dự án Khu phức hợp thương mại dịch vụ Becamex City. Becamex City có quy mô hơn 23 ha được quy hoạch gồm trung tâm thương mại, phố đi bộ, vòng xoay, nhà ga tàu điện, quảng trường trung tâm, trung tâm sự kiện, tòa nhà đa năng, văn phòng cho thuê...  Theo UBND tỉnh, đây được xem là mô hình cần thiết cho giai đoạn phát triển tiếp theo của thành phố mới Bình Dương, tạo ra quần thể kiến trúc độc đáo và dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cư dân. Ngoài ra, còn một loạt dự án của tập đoàn Becamex và các doanh nghiệp tư nhân cũng đang triển khai với nhiều kỳ vọng. Đơn cử chỉ riêng Kim Oanh Group đã triển khai ba dự án lớn nằm gần thành phố mới Bình Dương, hứa hẹn sẽ góp phần thay đổi bộ mặt đô thị nơi đây.

[fullimg]

Dự án Hồ Gươm Xanh của TBS Land đang được quảng bá rầm rộ

[/fullimg]

Tổng kết sơ, từ năm 2019 đến nay, thị trường Bình Dương có hơn 10.000 căn hộ đến từ 13 dự án đã và đang chuẩn bị đưa ra thị trường. Nguồn cung căn hộ chủ yếu tập trung ở vị trí giáp ranh TP. HCM, hoặc các khu vực đã phát triển như Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An. Có thể thấy, tăng trưởng của BĐS Bình Dương vẫn rất khả quan, tuy nhiên phù hợp đầu tư dài lâu hơn hơn là lướt sóng. Vì COVID tuy đã kiểm soát tốt nhưng nó vẫn còn dư chấn kinh tế, kiểu như bong bóng hồi 2018 vỡ ra, kéo đến hết 2019 mới ổn ổn. Còn COVID 2020 thì cũng phải đầu tư 2 - 3 năm sau mới thanh khoản giá tốt được.

Theo các nhân viên môi giới, hàng loạt chủ đầu tư đang hưởng lợi trước tin tỉnh Bình Dương đã kiến nghị với Chính phủ sớm bố trí vốn thực hiện đường Vành đai 3, Vành đai 4, đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - TP.Thủ Dầu Một - Chơn Thành; mở rộng quốc lộ 13 đoạn thuộc TP. Hồ Chí Minh để tăng kết nối, lưu thông vùng. Từ đó, thị trường cũng nở rộ loại hình BĐS cho thuê do mạng lưới khu CN ngày càng dày, tỷ lệ thuê nhà tăng hơn 74% vào năm 2019. Không chỉ phân khúc cấp thấp cho công nhân mà còn phát triển cả căn hộ cao cấp cho thuê dành cho chuyên gia. Hiện Bình Dương có 29 KCN với tổng diện tích trên 10.000 ha với khoảng 1.500 DN đang hoạt động.

Xu hướng giá nhà tăng ổn định. Ngay cả trong đợt COVID vừa qua cũng không bị ảnh hưởng quá nhiều, mà còn có dấu hiệu thiết lập mức giá mới. Thậm chí một số dự án mới đưa ra thị trường đều chào giá cao hơn từ 20-30% so với các dự án đã ra mắt cùng khu vực, cùng phân khúc. Chẳng hạn như một dự án quy mô 1.000 căn hộ tại quốc lộ 13 được chào bán với giá 41-42 triệu đồng/m2. Một dự án gần KCN VSIP I được chào bán với giá 40-42 triệu đồng/m2. Mức giá này cao hơn nhiều so với giá bán căn hộ năm ngoái, dao động 30 triệu đồng/m2.