Champarama Resort & Spa nằm ven biển Bãi Tiên, phường Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang do Công ty cổ phần khu du lịch Champarama làm chủ đầu tư. Dự án này khá  nổi tiếng ở Khánh Hòa không chỉ bởi quy mô mà còn lịch sử truân chuyên của chủ đầu tư.

[fullimg]

[/fullimg]

Theo tìm hiểu, Champarama Resort & Spa trước đây có tên là Rusalka (tiếng Nga có nghĩa là Nàng tiên cá) do Công ty đầu tư và phát triển du lịch Rus-Invest-Tur (RIT) làm chủ đầu tư. Vào năm 2005, khi dự án đang được xây dựng thì Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty RIT bị bắt và kết án tù về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Kể từ đó, dự án bị giậm chân tại chỗ và rơi vào tình trạng bỏ hoang. Năm 2016, dự án Champarama Resort & Spa được UBND tỉnh Khánh Hòa cấp giấy phép chấp thuận. Theo đó, dự án rộng gần 44ha sẽ được đầu tư xây dựng khu nghỉ dưỡng cao cấp với tổng vốn đầu tư khoảng 1.200 tỉ đồng và được thuê đất trong vòng 50 năm.

[fullimg]

[/fullimg][fullimg]

[/fullimg][fullimg]

[/fullimg][fullimg]

[/fullimg][fullimg]

[/fullimg][fullimg]

[/fullimg]

Đến ngày 24/2/2016, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có quyết định số 465 về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu nghỉ dưỡng Champarama Resort & Spa, TP. Nha Trang. Theo đó, vị trí, giới hạn và phạm vi dự án thuộc khóm Đường Đệ, phường Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang, có giáp giới như sau: phía bắc giáp đường Phạm Văn Đồng và đất dự án của Công ty TNHH Chấn Hưng; phía nam giáp biển, đường Phạm Văn Đồng và khu Dịch vụ Du lịch Hồ Tiên (Khu Resort Amiana); phía đông giáp biển; phía tây giáp đường Phạm Văn Đồng. Tổng diện tích khu vực lập quy hoạch khoảng 44,41ha đất liền; bao gồm khu B: 28,8ha và khu C:15,61ha (không bao gồm phần diện tích mặt nước biển liền kề).

Mục tiêu  của khu quy hoạch xây dựng khu nghỉ dưỡng cao cấp với các chức năng chính: du lịch nghỉ dưỡng, dịch vụ thể thao, spa, nhà hàng, hội nghị; thực hiện trên cơ sở xây dựng mới và cải tạo một số công trình đã xây dựng dang dở của dự án Khu nghỉ mát Rusalka trước đây.

[fullimg]

[/fullimg][fullimg]

[/fullimg][fullimg]

[/fullimg][fullimg]

[/fullimg][fullimg]

[/fullimg][fullimg]

[/fullimg]

Tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:

Không gian kiến trúc khu nghỉ dưỡng được tổ chức bám theo địa hình đồi núi, hướng biển; chia thành 2 khu vực (khu B và khu C), với mỗi khu vực phân chia thành nhiều khu chức năng riêng biệt có bố cục không gian kiến trúc gắn kết với nhau qua các trục giao thông, đường đạo và hệ thống không gian mặt nước, cây xanh.

- Khu B: là khu trung tâm của khu du lịch nghỉ dưỡng với khách sạn - căn hộ nghỉ dưỡng là điểm nhấn kiến trúc chính.

- Khu C (phía biển): bố trí các loại hình dịch vụ chất lượng cao, thiết kế khai thác yếu tố đặc trưng hướng biển (nhà đón tiếp - dịch vụ, nhà hàng, phòng hội nghị, các khu spa, hồ bơi); tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu nghỉ dưỡng hài hòa với thiên nhiên khu vực.

[fullimg]


[/fullimg][fullimg]

[/fullimg][fullimg]

[/fullimg][fullimg]

[/fullimg][fullimg]

[/fullimg][fullimg]

[/fullimg]