MXH Thị Trường Địa Ốc - Thitruongdiaoc.vn xin giới thiệu bài viết của tác giả Peter Dũng về một số kiến thức về BĐS thực chiến cũng như cách làm và cách đầu tư của bản thân với đội nhóm của mình.

[fullimg]

[/fullimg]

Diễn giải thêm một chút xíu về tựa đề, ở đây tác giả Peter Dũng muốn chia sẻ về cách làm tăng giá một BĐS mà bản thân nhà đầu tư sở hữu BĐS đó có thể tác động trực tiếp để làm tăng giá trị của BĐS của mình mà không phụ thuộc thị trường của khu vực đó có tăng trưởng hay không. Bằng kinh nghiệm bản thân đã được trải nghiệm cụ thể trên nhưng BĐS bản thân mình với đội nhóm mình sở hữu đã mua vào bán ra và quan sát so sánh thực tế ở khu vực mình đầu tư, Peter rút ra rằng có 2 cách để nhà đầu tư có thể tác động trực tiếp làm tăng giá trị BĐS sở hữu, bài viết hôm nay tác giả sẽ chia sẻ về cách thứ nhất.

-CÁCH THỨ 1: THAY ĐỔI VỀ MẶT PHÁP LÝ CỦA BĐS (Cái này là thay đổi về mặt chiều sâu của BĐS và chỉ nhà đầu tư sở hữu BĐS mới biết thay đổi đó, nó liên quan quy hoạch cụ thể của BĐS, cơ chế địa phương...nói nôm na là thay đổi nội dung in trên cái tờ giấy A4 màu hồng mà ai cũng thích, hay kiểu như là đầu tư thay đổi cho một cô gái về phần lõi như học hành, kiến thức, tâm hồn, nữ công gia chánh...gọi là vẻ đẹp từ bên trong.)

Đi sâu hơn xíu nữa về cách thứ nhất, cách này chỉ áp dụng được cho các sản phẩm BĐS không phải là sản phẩm cuối cùng. Sản phẩm cuối cùng là sản phẩm BĐS mà không thể chuyển đổi mục đích sử dụng và phân lô tách thửa nữa, kiểu như đất nền hay nhà phố, các nhà đầu tư có thể chuyển đổi mục đích sử dụng từ dạng đất này sang dạng đất khác, đất lúa> đất cây Hàng năm khác (HNK)> đất Cây lâu năm (CLN)> đất sản xuất, kinh doanh (SKC) > đất Ở nông thôn, đô thị (ONT< ODT) hay các nhà đầu tư có thể phân lô tách thửa khu đất của mình đất lúa (không tách được)> đất hàng năm tách đc 500m2> đất cây lâu năm tách 1000m2> đất ở tách đc 36m2, 48m2, 80m2 tùy quy định.

Tại sao mình nói cái này làm tăng giá trị BĐS không phụ thuộc biến động thị trường vì bạn tốn chi phí cho việc thay đổi pháp lý BĐS nên Giá trị BĐS sẽ tăng lên ít nhất là Giá mua vào + Chi phí Pháp lý + Chi phí cơ hội (time, công sức... bạn bỏ vào để thay đổi pháp lý.

Kiểu như là bạn mua 1 tấm vải về, xong bạn mua cúc áo, xong bạn cắt vẽ bỏ công sức vào thành cái áo thì giá cái ÁO= Giá Tấm Vải + CÚC + Công của bạn. Còn việc thị trường đón nhận hay không để nó trở thành Guci, Zara, hay An Phước lại là câu chuyện mình sẽ kể ở phần khác.

Cái mục thứ nhất này là mục kiếm được nhiều tiền nhất nếu các bạn hiểu và làm đc, và đề tài mục này khá rộng nên nếu nhận được phản hồi tích cực từ mọi người mình sẽ dành time để viết 1 bài phân tích sâu hơn.

Dưới này ví dụ cụ thể cho 1 lô đất theo cách thứ 1: Lô đất mình mua là đất lúa 6600m2 vào tháng 27/3/2019 lô đất phù hợp quy hoạch HNK nên anh em mình chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất lúa > đất HNK đến ngày 26/04 đổi bìa và chuyển đổi thành công> sau đó anh em lên phương án phân lô từ 1 lô lớn 6600m2 phân thành> 12 lô diện tích 500m2 ngay 04/07 hoàn thành phân 12 lô > 06/09/2019 thì sau 1 thời gian đàm phán mình quyết định bán sĩ toàn bộ 12 lô đất cho anh bạn làm Giám đốc một ngân hàng ở Lạng Sơn > và công đoạn tiếp theo của người ta sẽ thiết kế làm đẹp khu đất mô hình nhà vườn với giá 3tr-5tr/m2 đất Sài Gòn.

Thì như các bạn thấy qua những công đoạn đó giá trị BĐS đã tăng lên mấy nấc, mà bản thân nhà đầu tư hay bạn đọc có thể cảm nhận được về cách tăng giá trị BĐS không phụ thuộc biến động của thị trường bằng cách thứ 1: THAY ĐỔI VỀ MẶT PHÁP LÝ CỦA BĐS.

[fullimg]

[/fullimg]

Cảm ơn các bạn đã đón đọc Part 1 chờ đón Part2 sau mấy hôm nữa nhé.

Nguồn: Peter Dũng/ Review Bất động sản

Link facebook tác giả: https://www.facebook.com/peter.dung.9?sk=wall&fref=gs&dti=1382280898762943&hc_location=group_dialog